Cà phê chồn hay cà phê phân chồn là tên một loại cà phê đặc biệt, một thứ đồ uống được xếp vào loại hiếm nhất trên thế giới.
Loại cà phê này có nhiều ở Indonesia trên các hòn đảo Sumatra, Java và Sulawesi. Từ Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy vòi đốm ăn quả cà phê rồi thải ra.
Trong quá trình nhai gặm hạt cafe đi qua dạ dày và ruột chồn các enzym men tiêu hóa trong hệ hóa của chồn hương đã thấm vào lớp vỏ trấu đã bị bào mòn, thấm nhẹ vào nhân cà phê đã bẻ gãy các phân tử hương và vị trong cấu tạo hữu cơ của hạt cà phê.
Khi hạt cà phê do chồn hương ăn, thải ra được xử lý làm sạch mọi vết bẩn và yếu tố không an toàn thực phẩm, được rang theo một kỹ thuật thì sẽ có một loại cà phê chồn thành phẩm. Diễn viên người Anh John Cleese đã tả rằng: "nó vừa có vị bùi bùi của đất, lại ngai ngái như bị mốc, vừa dìu dịu, lại giống như nước sirô, đậm đà như mang theo âm hưởng của rừng già và của sôcôla." Đúng ra thì chỉ có phần thịt cà phê được lên men tiêu hoá. Hạt cà phê còn có lớp vỏ cứng bảo vệ, cho nên nếu như có chịu tác dụng của enzym đi chăng nữa thì tác dụng đó cũng là rất nhỏ.
Để đảm bảo sức khỏe cho chồn, vào những tháng có cà phê, chồn sẽ không ăn cà phê suốt mà cách 3 ngày ăn một lần, các ngày khác sẽ ăn cháo gà, cháo đường, thịt gà, trái cây.
Trên thực tế chất lượng hạt cà phê sau khi qua dạ dày loài cầy vòi hương có thay đổi nhưng không nhiều. Nhìn chung vẫn giữ lại một phần hương vị cà phê nguyên chất, nếu chịu khó cảm nhận bạn có thể nếm được vị bùi bùi, dìu dịu vừa ngai ngái, phảng phất mùi của khói và hương vị sô cô la. Nhiều người uống loại cà phê này không chỉ vì hương vị mà còn vì đẳng cấp của nó.
Cà phê chồn được nhắc đến như một truyền thuyết. Nó xuất hiện một cách tự nhiên vào nửa đầu thế kỉ 20 khi vùng Tây Nguyên còn thưa thớt dân cư và những đồn điền cà phê của người Pháp còn nằm sâu trong những cánh rừng đại ngàn. Những cánh rừng ở Tây Nguyên vốn là nơi trú ngụ của nhiều loại động vật hoang dã, trong đó có loài chồn và những trái cà phê đã trở thành một trong những loại thức ăn của chúng. Trong năm chỉ có một mùa cà phê duy nhất từ tháng 8 đến tháng 12. Trong khoảng thời gian này, người ta thường bắt gặp những con chồn rừng lẻn vào các đồn điền cà phê để thưởng thức những trái cà phê mà chúng lựa chọn rất kĩ bằng bản năng siêu phàm của mình.
Cũng trong đêm đó, những hạt cà phê đã bị tiêu hóa một phần được thải ra. Khi những người nông dân đi thu hái cà phê đã thấy những hạt cà phê kì lạ này, họ mang về phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và chế biến chúng thành thức uống. Nhờ vậy, họ đã phát hiện ra một loại thức uống có hương vị ngon hơn hẳn cà phê thông thường. Từ đó, cứ đến mùa cà phê, người nông dân ngoài việc đi thu hái cà phê còn đi lượm những hạt cà phê chồn để tạo nên cà phê chồn thơm ngon hiếm có, loại cà phê mà những ai đã từng được thưởng thức thì sẽ không bao giờ quên. Truyền thuyết cà phê chồn đã ra đời như vậy
Quy trình chế biến cà phê chồn ở Đăk Lăk khá kì công. Phân chồn có chứa hạt cà phê được thải ra thì trong vòng 24 giờ cần phải được rửa sạch, phơi sấy hạ độ ẩm để hạt bên trong không bị đen. Đặc biệt, nhiệt độ phơi sấy phải vừa đủ để không cắt ngắn quá trình lên men vẫn đang tiếp tục diễn ra bên trong vỏ thóc, tốt nhất nên phơi dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng. Vì cà phê chồn thường không đồng nhất, các trang trại ở Đăk Lăk phải đánh mã số cho từng mẻ thu hoạch để rang riêng nhằm khắc phục nhược điểm của từng mẻ. Cà phê chồn được rang từ màu sáng đến đậm trung bình với một chế độ nhiệt đặc biệt (170 – 230 độ C trong thời gian 15 phút) để vừa không làm giảm vị ngọt vừa tạo nước cho cà phê và đảm bảo mọi vi sinh đều bị phân hủy nhiệt hoàn toàn. Ngoài ra, cà phê chồn Weasel Coffee của thương hiệu Trung Nguyên, đặc biệt là phiên bản Legendee coffee (Legend coffee) còn được sản xuất theo phương pháp ủ men sinh học độc đáo để tạo hương vị cà phê thơm ngon, độc đáo, khác lạ so với các thương hiệu cà phê chồn khác.
Là một thương hiệu cà phê nổi tiếng toàn cầu với các sản phẩm được sử dụng rộng rãi cả trong và ngoài nước, cà phê chồn của Trung Nguyên giành được nhiều sự quan tâm của những tín đồ cà phê thế giới. Vượt qua thương hiệu cà phê chồn vốn nổi tiếng thế giới đã lâu là Kopi Luwak của Indonesia, Trung Nguyên sở hữu thương hiệu cà phê chồn đắt nhất thế giới. Đó là thương hiệu Weasel Coffee có giá là 3000 USD/kg. Cho đến nay, Trung Nguyên cũng cho ra mắt dòng cà phê chồn đặc biệt là Legendee Coffee. Do sự hạn chế về nguồn nguyên liệu đầu vào và quy trình chế biến khắt khe, mỗi năm Trung Nguyên chỉ sản xuất với số lượng hạn chế từ 40 đến 50 kg
Trung Nguyên đã dày công nghiên cứu, tìm tòi và bằng phương pháp lên men sinh học đã tái tạo thành công quy trình ấp ủ cafe thật sự diễn ra trong cơ thể Chồn Hương hoang dã nhằm tạo nên loại cafe nguyên liệu đặc biệt cho sự ra đời của Tuyệt Phẩm Cafe Legendee, Cà phê Legend để dâng lên người yêu Cà phê hương vị diệu kỳ đặc sắc, giúp khỏi nguồn cảm hứng bất tận, những phút giây sáng tạo xuất thần, sự tỉnh táo cao độ để tạo nên những bước ngoặt lịch sử cho chính mình và xã hội.
Phiên bản cà phê Chồn đặc biệt (xem tại đây)
Ra đời trọn vẹn trong ý niệm ấy “Tuyệt phẩm Cà Phê LEGENDEE” là sự giao thao giữa “trời, đất và lòng đam mê của con người” từ “vùng đất Tây Nguyên huyền thoại” dâng lên người yêu cà phê cái “hương vị diệu kỳ đặc sắc” giúp khơi gợi nguồn cảm hứng bắt tận, những giây phút sáng tạo xuất thần, sự tinh thức cao độ để tạo nên những bước ngoặc lịch sử cho chính mình và cho xã hội.
Chính vì những phảm chất ưu việt đó, cà phê LEGENDEE là loại cà phê duy nhất được chọn phục vụ cho các Hội nghị toàn cầu như ASEM, APEC, WEF, và làm quà tặng đặc biệt cho các nguyên thủ, các Quốc Vương cũng như các nhà ngoại giao khắp thế giới.
Cà phê chồn Legend Trung Nguyên - Legend Trung Nguyen Coffee 225gram
Chọn đúng cà phê, thưởng thức đúng cách thì sẽ chẳng khó khăn nào thách thức được bạn bởi quyền năng sáng tạo vô biên từ chinh ly cà phê ấy sẽ luôn giúp chúng ta có được những “giây phút xuất thần” để khám phá sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn và viết nên trang sử của chính mình.